Sơn vạch kẻ đường giao thông

Sơn vạch kẻ đường giao thông | Ngày nay, người ta không chỉ sơn vạch kẻ cho đường giao thông mà còn dùng để phân chia vị trí, khu vực cho nhiều không gian khác. Vậy sơn vạch kẻ đường là gì, có những loại nào, có thể sơn được những loại không gian nào? Công nghệ sản xuất sơn nướctìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé

Sơn vạch kẻ đường giao thông là gì

Trước tiên, để hiểu rõ về sơn vạch kẻ đường, chúng ta cần tìm hiểu vạch kẻ đường – Sơn giao thông là gì, được cấu tạo như thế nào ?

Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn

Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn

Vạch kẻ đường là loại vạch dùng để phân chia vị trí, làn đường, chỉ hướng đi, điểm dừng lại và các chỉ dẫn, cảnh báo giao thông khác (gờ giảm tốc,…) cho người và phương tiện tham gia giao thông, máy móc,… tại địa điểm sử dụng. Sơn vạch kẻ đường là loại sơn dùng để vẽ lên những vạch kẻ đường giao thông đó.

Vạch kẻ đường đánh dấu chỗ sang đường cho người đi bộ được vẽ bằng sơn vạch đường.

Ứng dụng của sơn vạch kẻ đường giao thông

Sơn vạch kẻ đường ( Sơn giao thông phản quang ) được sử dụng cho rất nhiều loại vạch kẻ đường ở các khu vực giao thông khác nhau như:

Đường bộ: Vạch kẻ đường nằm đứng và nằm ngang.

Tầng hầm: Vạch kẻ chỉ hướng đi.

Bãi đỗ xe: Vạch phân ô, phân bãi vị trí để xe.

Gara ô tô: Vạch phân chia khu vực làm việc cho công nhân.

Nền nhà xưởng: Vạch phân chia khu vực làm việc, đường đi lối lại

Sơn vạch đường để phân chia khu vực nhà xưởng.

Phân loại sơn vạch kẻ đường giao thông trên thị trường hiện nay

Hiện nay, sơn vạch kẻ đường được chia làm 2 loại là sơn vạch kẻ đường dẻo nhiệt và sơn vạch kẻ đường lạnh. Mỗi loại này lại chia thành 2 loại là sơn phản quang và không có phản quang. Đặc điểm cụ thể của các loại sơn vạch kẻ đường này như sau

Sơn dẻo nhiệt là gì

Sơn dẻo nhiệt là loại sơn vạch kẻ đường có chứa chất kết dính, cụ thể là nhựa nhiệt dẻo như hydrocarbon C5, hydrocarbon C9, maleic, petroresin,…

Đặc điểm: Khi sử dụng phải gia nhiệt đến một mức độ từ 150 – 200oC. Đặc điểm vật lý của sơn phù hợp với đặc điểm vật lý của một số bề mặt như bê tông thường, bê tông asphalt.

Ứng dụng: Sử dụng cho vạch kẻ đường có độ dày khoảng 1,5 – 2mm, có độ phản quang hoặc không có độ phản quang.

Sơn lạnh là gì?

Sơn lạnh là loại sơn vạch kẻ đường 1 thành phần gốc dầu, gốc Acrylic hoặc gốc Alkyd. Loại sơn này vốn được pha sẵn, khi dùng chỉ cần khuấy đều lên là được. Khi sơn, có thể dùng cọ, súng phun, lu.

Sơn phản quang là gì?

Sơn phản quang là loại sơn vạch kẻ đường có dạng phổ biến là sơn 1 thành phần, chủ yếu là sơn gốc dầu. Loại sơn này thường chứa các chất tạo màng phản quang, giúp cho vạch kẻ đường phát sáng khi được ánh sáng chiếu vào.

Sơn bi phản quang được ứng dụng trong ngành giao thông vận tải rất phổ biến. Nhưng để hiểu rõ về cấu tạo các thành phần thì không phải ai cũng biết và hiểu hết. Sơn được làm từ những thành phần dưới đây:

  • Chất tạo màng hay còn gọi là bi phản quang: Trong đây có chứa nhựa Polyol của hãng Cytec, Polyizoxianat của HanSon.
  • Bột màu Titan Oxit và bột độn  Bari Sunfat, Canxi Cacbonat
  • Các chất phụ gia khác: Phụ gia phân tán BM-1, Phụ gia phân tán BM-2, Phụ gia chống tia tử ngoại,….

Khi dùng sơn dẻo nhiệt, nếu muốn vạch kẻ đường phát sáng, bạn chỉ cần dùng bi phản quang trộn vào sơn hoặc rắc lên vạch kẻ đường khi thi công là được.

Thông số chi tiết sơn phản quang

Màu sơn: Có 4 màu là trắng, đen, đỏ, vàng nên khá nổi bật..

Màng sơn nhanh khô.

Cứng, chịu được mài mòn.

Độ bền cao.

Chịu được tải nặng.

Chịu được ảnh hưởng của thời tiết

Liên hệ chuyển giao công nghệ sơn giao thông

CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT

Địa chỉ : 16 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội

Call : 0943.188.318 – 0989.188.318  Mr Cương

Email : congnghesonnuocnano@gmail.com

Website : chuyengiaocongnghe.net

Sơn vạch kẻ đường là gì ?
Vạch kẻ đường là loại vạch dùng để phân chia vị trí, làn đường, chỉ hướng đi, điểm dừng lại và các chỉ dẫn, cảnh báo giao thông khác (gờ giảm tốc,…) cho người và phương tiện tham gia giao thông, máy móc,… tại địa điểm sử dụng. Sơn vạch kẻ đường là loại sơn dùng để vẽ lên những vạch kẻ đường giao thông đó

Đọc thêm

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận!
Đánh giá bài viết:
Top